Quy trình sản xuất áo thun đồng phục
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ÁO THUN ĐỒNG PHỤC TẠI L.A.M UNIFORMS
Để sản xuất nên một chiếc áo thun đồng phục chất lượng tại L.A.M Uniforms cần trải qua 9 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận đợn hàng
Bước chuẩn bị là bước cần thực hiện đầu tiên nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất quần áo ở các bước tiếp theo được thực hiện thuận lợi, đảm bảo tối đa tiến độ thực hiện, chất lượng sản phẩm nên đây là bước bất cứ doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc lớn nhỏ nào cũng không được bỏ qua.
Quá trình chuẩn bị cần thực hiện bao gồm nhiều công đoạn như:
Chuẩn bị tính toán sô lượng nguyên liệu vải theo, chủng loại và đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu.
Kiểm tra hoạt động của các máy móc, trang thiết bị tại xưởng xem máy móc có hoạt động tốt hay không? Có máy móc hư hỏng nào cần sửa chữa hay không? Máy móc có đáp ứng đủ cho thực hiện công việc và đảm bảo tiến độ công việc hay không?
Nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thị trường và sử dụng các phần mềm 3D hỗ trợ để tạo ra những bản thiết kế hợp “mốt”, có bản thiết kế chi tiết, rõ ràng để chuẩn bị cho quá trình đi vào sản xuất quần áo.
Giai đoạn 2: Duyệt may thử
Giai đoạn này là lúc quý khách được xem trước thành phẩm ngoài thực tế sau khi đã nhìn thấy ảnh thiết kế để có thể thay đổi khắc phục sản phẩm để có được sản phẩm như mong đợi.
Gia đoạn này quý khách có thể trao đổi trực tiếp với người thiết kế áo và sửa đổi thêm về sản phẩm
Giai đoạn 3: Trãi vải chuẩn bị cắt áo thun đồng phục
Ở bước trải vải này, vải sẽ được trải theo đúng chiều dài và số lớp theo quy chuẩn công việc trải vải được thực hiện bằng máy móc đối với số lượng thành phần lớn và thực hiện thủ công đối với số lượng thành phầm vừa phải.
Giai đoạn 4: cắt vải thành phẩm
Để chuẩn bị cho khâu may quần áo, người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh nhỏ, người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận, có sự tập trung cao, để tạo nên những mảnh vải được cắt “chỉnh chu” nhất.
Bước cắt vải trong quy trình sản xuất quần áo nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị thiếu hụt, vải bị hư, … xưởng sản xuất sẽ chọn người có tay nghề lâu năm thực hiện công đoạn cắt vải.
Nếu trong yêu cầu sản xuất quần áo và bản thiết kế có các hình ảnh, họa tiết, người thợ cũng sẽ tiến hành in họa tiết lên vải đã cắt ngay trong Giai đoạn 5 này.
Giai đoạn 5: In ấn/ thêu trên vải
Đây là giai đoạn khá quan trọng trong việc làm ra một chiếc áo đồng phục. Vì nó ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của chiếc áo.
Sau khi cắt và phân loại các bộ phận của áo theo từng size. Chúng tôi chuyển các bộ phận của áo đi in hoặc thêu theo thiết kế đã được duyệt. Dựa vào mẫu duyệt của khách hàng, chúng tôi sử dụng phương pháp in lụa, in ép nhiệt, in thăng hoa, in phun hay thêu nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ theo yêu cầu cho sản phẩm.
Giai đoạn 6: Lên dây chuyền may áo đồng phục
Để tạo thành sản phẩm quần áo, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và in hình ảnh tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra.
Giai đoạn may ráp này đòi hỏi người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu mã, kích thước và thời gian quy định từ trước.
Công việc ráp các mảnh vải này được thực hiện bởi đội ngũ may được đoạn tạo bài bản
Đối với những xưởng sản xuất quần áo có quy mô lớn, công đoạn này thường sẽ được phân chia rõ ràng cho từng nhóm nhỏ, đảm nhận những vai trò riêng như may cổ áo, may thân áo,…
Giai đoạn 7: Kiểm tra hàng sau khi trải qua giai đoạn may
Giai đoạn này nhằm kiểm tra số lượng, chất lượng nghiệm ngặt nhằm hàn chế ttoois đa sản phẩm lỗi khi đên thay quý khách hàng.
Giai đoạn 8: Ủi áo đồng phục ( là áo), cố định nếp gấp đường may
Để sản phẩm đẹp mắt và hoàn thiện nhắt khi tới tay quý khách
Giai đoạn này quyế định tính thẩm mĩ khi quý khách nhận được sản phẩm sao bao ngày chờ đợi
Giai đoạn 9:Hàng thành phẩm, chuẩn bị đóng gói giao hàng
Giao hành miễn phí trên toàn quốc